Hướng dẫn dành cho các bậc phụ huynh trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19

Ngày 27/02/2020

Kính gửi Quý Gia đình CISS,

Dịch bệnh do virus Corona (tên chính thức COVID-19) đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, đồng thời những vấn đề, truyền thông phát sinh xung quanh sự việc này không có tính chính xác có thể gây ra sự lo lắng và sợ hãi cho con em của chúng ta. Quan trọng hơn hết, chúng ta là những hình mẫu mà con em của chúng ta luôn dõi theo và học tập.

Dưới đây là 5 phương pháp chúng ta có thể áp dụng và trấn an con em của chúng ta:

1. Thái độ tích cực

Trong mọi tình huống xảy ra, chúng ta phải luôn giữ được sự bình tĩnh. Khi chúng ta thể hiện sự lo lắng hay sợ hãi, con em của chúng ta có thể nhìn thấy và cảm xúc các con cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Sự thay đổi trong môi trường sống và các thói quen có thể gây ra nhiều vấn đề bất tiện và không thoải mái cho chúng ta. Dù vậy, khi giữ được sự bình tĩnh, chúng ta có thể trao đổi và nói chuyện với con trong một bầu không khí thoải mái để nhìn nhận những vấn đề thay đổi đang diễn ra. Thường xuyên nói chuyện với con, tìm hiểu cảm nhận và nhận thức vấn đề của con, cùng con giải quyết những vấn đề mà con lo lắng, tránh chủ quan bỏ qua những vấn đề mà con em mình đang gặp phải.

2. Đối mặt với thực tế

Gia đình cần có những buổi trao đổi nghiêm túc về những chủ đề như: Chủng virus corona hạn chế các nỗi lo âu hay sự sợ hãi. Hãy nhìn vào những yếu tố thực tiễn. Chú  ý đến độ tuổi của các con, sự phát triển về cảm xúc để lựa chọn cách trò chuyện phù hợp với sự hiểu biết của các con. Các con cần hiểu đối với trường hợp của Việt Nam, chúng ta đang thực hiện tất cả mọi biện pháp có thể và các con sẽ được cập nhật thông tin mỗi ngày. Đối với những thắc mắc, câu hỏi của các con, gia đình có thể tìm hiểu thông tin để có câu trả lời chính xác nhất. Cần tìm hiểu những lo âu, lắng nghe suy nghĩ của các con để cùng tìm hướng xử lý vấn đề. Gia đình cần cùng nhau thảo luận vì không phải tất cả những thông tin các con nghe hoặc nhìn đã là chính xác. Chúng ta cũng cần nhắc nhở các con về sự nỗ lực của các y bác sĩ trên khắp thế giới trong việc tìm cách giải quyết dịch bệnh do Virus Corona gây ra và truyền tải những thông tin tích cực (như 16 người đã được chữa khỏi và xuất viện tại Việt Nam).

3. Cân nhắc nội dung thông tin, tin tức truyền thông

Khi tìm kiếm nguồn thông tin trực tuyến, gia đình hãy xem xét nguồn và tìm hiểu thực tế để tránh nhầm lẫn giữa các tin tức giả mạo và suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ nguồn thông tin đó. Hãy có ý thức về lượng thông tin mà chúng ta xem mỗi ngày và giảm thiểu số tin tức, câu chuyện truyền thông không chính thống mà chúng ta đọc. Hãy cố gắng giữ cân bằng thể chất và một lối sống lành mạnh (cả trực tuyến và thường nhật) trong những thói quen và lối sống hàng ngày của gia đình. 

4. Xóa bỏ sự kỳ thị

Hiểu biết về chủng Coronavirus là điều quan trọng để giáo dục cho con em của mình nhận thức việc bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh sự chủ quan trong việc đổ lỗi cho bất kỳ người/ nhóm người nào. Hơn nữa, hầu hết người bị cảm thường có các triệu chứng sốt hoặc ho nhưng không có nghĩa là người này bị nhiễm coronavirus khi chưa có xác nhận của Cơ sở Y tế.

5. Tăng kỹ năng, chiến lược ứng phó khủng hoảng 

Khi bất cứ ai có những biểu hiện thay đổi cảm xúc, không chắc chắn, lo lắng, sợ hãi, điều quan trọng là chúng ta có những chiến lược ứng phó tích cực để điều tiết những thay đổi cảm xúc trên. Vì mỗi người điều có tính cách khác nhau, nên các chiến lược ứng phó khủng hoảng của chúng ta cũng vậy. Bất kể trong tình huống nào, việc thực hành các chiến lược tích cực để giữ bình tĩnh hoặc thay đổi suy nghĩ để trau dồi tư tưởng và sức khỏe tinh thần, thể chất. Những chiến lược đối phó có thể bao gồm: Tự động viên bản thân, ca hát, nhảy, đọc, vẽ, nghe nhạc, xem truyền hình/ phim, tạo một danh sách những điều mà mình cảm thấy biết ơn, ngồi thiền, tập yoga, vẽ, chơi thể thao, nấu ăn/ làm bánh, nói chuyện với bạn bè hoặc gia đình, hoặc làm các hoạt động mà mình cảm thấy vui vẻ hoặc mang lại cho bản thân niềm vui và cảm giác tích cực hơn.

-----------

Nếu gia đình nhận thấy con em mình vẫn đang lo lắng hoặc lo lắng, hãy yên tâm rằng đây là một phản ứng bình thường, tiếp tục trò chuyện và chăm sóc con em của mình. Nếu gia đình cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với một trong những giáo viên tư vấn của trường để có thể giới thiệu gia đình đến những chuyên gia tư vấn phù hợp hoặc sắp xếp thời gian với gia đình để lên kế hoạch về cách hỗ trợ gia đình trong thời gian này.

Nếu Quý phụ huynh có câu hỏi hay thắc mắc, xin vui lòng liên hệ Phòng học vụ theo số điện thoại (028) 54 123 028 (số nhánh 2112). 

Trân trọng, 

Ban Giám hiệu CISS

 

Nguồn: International School Counselors’ Association (ISCA)